Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Xuất bản Việt Nam phối hợp tổ chức vào 20h ngày 9/10 tại Nhà hát Đài Tiếng nói Việt Nam, 58 Quán Sứ, Hà Nội. Chương trình sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTC1 và kênh truyền hình VOV.
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba được thực hiện trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng tới nhiều mặt đời sống, xã hội, ngành xuất bản không là ngoại lệ. Dù vậy Giải thưởng Sách Quốc gia vẫn thu hút sự tham gia của 48 nhà xuất bản (NXB) trên cả nước (tăng 6 NXB so với giải thưởng lần thứ hai) với 362 cuốn sách (tăng 7 cuốn sách) cho 255 tên sách.
Các Hội đồng sơ khảo, Hội đồng chung khảo và Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia đã làm việc khẩn trương, thận trọng, nghiêm túc, khách quan, lựa chọn được những cuốn sách tiêu biểu, có giá trị cao để trao giải.
Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ ba đã thống nhất trao giải cho 27 cuốn sách, bộ sách, trong đó có 3 giải A, 10 giải B và 14 giải C.
Việc tổ chức Lễ trao Giải Sách Quốc gia tại nhà hát VOV cho thấy sự trân trọng của BTC đối với những cuốn sách, tác giả đoạt giải.
Dưới sự chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Hội Xuất bản Việt Nam, công tác cho buổi lễ trao Giải Sách Quốc gia lần thứ 3 đã hoàn tất và đảm bảo sự trang trọng.
Tình Lê
Giải thưởng Sách Quốc gia vinh danh tác phẩm giàu tính sáng tạo
"Các tác phẩm đoạt giải năm nay giàu tính sáng tạo, nhân văn, các công trình khoa học có giá trị thực tiễn cao", ông Hoàng Phong Hà, Ủy viên thường trực Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia chia sẻ trước lễ trao giải tối nay, 9/10.
" alt="Giải Sách Quốc gia 2020: Chuẩn bị kỹ lưỡng trước đêm trao giải" />Giải Sách Quốc gia 2020: Chuẩn bị kỹ lưỡng trước đêm trao giải
Nghệ sĩ Giang Còi rất lạc quan, chỉ coi mình bị viêm họng chứ không phải ung thư.
Nhưng mãi tôi vẫn cảm thấy khó nuốt và đau họng, không khỏi nên tôi tới Bệnh viên 74 Trung ương (Vĩnh Phúc) khám. Sở dĩ tôi khám ở đây vì gần nhà và có nhiều bạn bè đang công tác tại đây. Mãi mới phát hiện ra là ung thư hạ họng, các hạch chèn ép thanh quản khiến tôi nói khó khăn. Tôi lên mạng tìm hiểu ung thư hạ họng là như thế nào thì thấy đúng là căn bệnh khó phát hiện thật, bảo sao các bác sĩ mãi mới tìm ra.
Người đầu tiên nói cho tôi là Trưởng khoa Tai – Mũi – Họng, Bệnh viện 74 Trung ương. Anh bảo: Toi rồi.Tôi cũng choáng đấy. Rồi bác sĩ hỏi tôi có muốn về nhà không, có người nhà không để gặp vì lúc đó còn mỗi đứa con gái bé đang chăm tôi. Tôi bảo cứ thông báo, tôi đón nhận hết. Anh ấy nói với tôi tất cả về bệnh tật của tôi, và dặn là: Phải chuẩn bị sắp xếp lại cuộc sống, không còn lâu đâu.
Đầu tiên tôi chỉ nghĩ là bị mất việc, mất thu nhập, mất khả năng làm nghề thế nhưng bác sĩ bảo bệnh của tôi chỉ được khoảng 2 năm nữa. Tôi vẫn nghĩ là 2 năm mới khỏi và nói lại được nhưng bác sĩ bảo là "2 năm cuộc đời ấy". Tôi choáng lần thứ 2.
- Các con đón nhận thông tin bệnh của bố thế nào?
Các con tôi đứa đi học, đứa đi làm, đứa bé năm nay học lớp 7. Khi bác sĩ thông báo bệnh thì tôi có bảo cháu ra ngoài nhưng cháu đứng ở cửa phòng khóc thút thít khi nghe hết mọi chuyện. Nhưng như đã từng chia sẻ nhiều lần, tôi nuôi các con theo kiểu của riêng mình nên các con đều tự lập. Khi các con nghe xong đều bảo Chẳng vấn đề gì, có bệnh thì chữa thôi. Chúng chỉ choáng lúc nhận tin thôi.
Nói thật, khối u của tôi giờ to lắm, ăn được cái gì vào rồi cũng đưa ra. Tôi là người sống lạc quan, cuộc đời tôi cũng từng chao lượn trên miệng hố tử thần nhiều lần nên tôi cũng không quá sợ cái chết nữa.
Đã sắp xếp cho cuộc đời 2 năm còn lại
- Cảnh gà trống nuôi con nhiều năm nay, giờ lại mắc bệnh tật như vậy, anh đã sắp xếp cuộc sống của mình như thế nào theo lời khuyên của bác sĩ?
Tôi đã tính hết rồi. Từ trước tới nay, phương châm sống của tôi luôn là làm việc quá sức mình. Phim của tôi, tôi luôn đến sớm hơn những người trong đoàn tầm 5, 6 tiếng đồng hồ và có thể quay đến sáng. Cũng vì đam mê công việc tôi có thể không ngủ luôn để hoàn thành phim. Tôi làm việc 12-18 tiếng/ngày. Luôn luôn nghĩ mình sinh hoạt như thế nên bệnh tật đến bây giờ còn là muộn (cười).
- Anh có hối hận không khi mình đã dành cả cuộc đời, sức khoẻ cho nghề?
Tôi không hối hận. Tôi nghĩ là nhiều người mới 27, 28 tuổi đã đi. Có những đứa trẻ mới chục tuổi, chưa làm được gì cho đời, chưa cảm nhận được cuộc sống. Có đứa trẻ vừa sinh ra chưa kịp được ấp ôm đã bị bỏ ra đường. Tôi từng nhặt 2 đứa trẻ bị bỏ ở nghĩa trang về chôn cất cho các cháu. Nhiều đứa trẻ mất tội lắm.
60 năm cuộc đời tôi có gần 40 năm làm nghề rồi. Trong thời gian ấy tôi làm nghề hết mình, cảm thấy yếu kém tôi lại đi học thêm. Thời gian dỗi hơn tôi lại đi dạy những người muốn học nghề. Tôi làm nghề bằng cái tâm, tôi kiếm tiền để làm nghề chứ không làm nghề để kiếm tiền. Thế nên bạn thấy có bao giờ tôi quảng cáo cho bất cứ ai không. Tôi kiếm tiền để cho các con tri thức chứ không phải sự giàu có. Tôi cho các con kỹ năng sống và đạo đức làm nghề.
Tôi luôn dậy từ 4 giờ sáng và làm việc hết mình. Tôi vẫn nói vui so với những người dậy muộn là tôi đã sống hơn họ mấy tiếng một ngày của cuộc đời rồi. Tôi không có gì phải hối hận cả.
Biết mình bị bệnh nhưng nghệ sĩ Giang Còi vẫn cùng nghệ sĩ Trà My động viên tinh thần những bệnh nhân ung thư khác.
- Trường hợp xấu nhất, hai con nhỏ của anh sẽ nhờ vợ cũ chăm sóc chứ?
Các con tôi tự lập lắm. Nếu trường hợp xấu nhất giống như tôi ngày xưa, sáng đi học, chiều các cháu vẫn đi kiếm tiền được. Hai đứa lớn đã đi làm ổn định. Một cô con gái năm nay học lớp 11 nhưng rất năng động, bán hàng online kiếm tiền ngon lành. Con trai 15 tuổi của tôi có tay nghề hàn, cơ khí, sửa xe… kiểu gì cũng sống được nên tôi cứ thênh thang thôi (cười).
- Khi biết bệnh như vậy, anh nói mình sẽ không xạ trị, truyền hoá chất gì cả. Do kinh tế hay còn nguyên nhân nào khác và giờ anh có thay đổi quan điểm như cách đây 1 tuần không?
Quan điểm của tôi vẫn không thay đổi. Tôi luôn cho rằng khi xạ trị, truyền hoá chất nó sẽ tiêu diệt tế bào ung thư và cả tế bào không ung thư. Tôi vẫn nghĩ rằng mình đang bị viêm họng, mấy hôm nữa lại khỏi thôi. Thế nên tôi vẫn đi làm, vẫn tới sự kiện của bạn bè, chỉ có điều không hát tặng họ vài bài như trước được thôi.
Kinh tế tôi không lo đâu, mặc dù kinh tế của tôi không đủ thật vì tôi kiếm tiền để làm nghề chứ không làm nghề để kiếm tiền. Lâu nay tôi luôn quan niệm làm những sản phẩm tử tế cho xã hội chứ tôi không nhận quảng cáo. Tôi không làm những mánh hài rẻ tiền và tôi mong các con mình sau này làm nghề cũng vậy. Tôi đi sang thế giới bên kia một cách ngẩng cao đầu.
Tôi có sáng tác bài hát mà có câu: Biết sống sao, sống làm sao. Sống sao khi chào đời ta khóc, giữa tiếng cười hạnh phúc quanh ta. Sống sao khi ta về chốn bồng lai, ta mỉm cười giữa tiếng khóc thương của những người còn ở lại. Bài hát ấy rất hào sảng, mang nhiều tâm tư làm nghề của tôi. Tới đây tôi sẽ làm nốt 10 tập phim đang làm dở. Mà nói thật, tôi vẫn đang ổn mà, chỉ có điều nói năng khó khăn thôi chứ cho tôi lái xe từ đây vào TP.HCM tôi cũng vẫn lái tốt.
- Cứ cố gắng như thế, bạn bè và các con có khuyên anh đừng nên phí sức như thế?
Tôi tự biết mình mệt hay tôi yếu. Nếu tôi chết, tôi muốn chết trên sàn diễn, trên trường quay chứ không chết trên giường bệnh. Ai gàn được tôi. Ở nhà, tôi là bố của các con, là nhất rồi ai dám gàn. Còn bạn bè biết tính tôi cả.
Chỉ có điều, nghệ sĩ Trà My - người mà tôi yêu quý và tin tưởng thông báo bệnh tình đầu tiên cũng mắng tôi ghê lắm nên giờ tôi giao luôn cho Trà My là "trưởng đoàn". Trà My bảo tôi thế nào tôi nghe thế. Để gửi lời cảm ơn tới các bạn bè đồng nghiệp từ lúc biết bệnh của tôi thì nhiều lắm nhưng Trà My là người khiến tôi thực sự cảm động vì tấm chân tình của cô ấy dành cho tôi.
Từ lúc biết tôi bị bệnh, cô ấy tất tưởi giới thiệu, nhờ bác sĩ hội chẩn, tìm phương pháp điều trị cho tôi như thế nào và ở đâu cho hiệu quả mà chi phí lại hợp với khả năng cho phép. Tôi biết Trà My rất tinh tế, ngoài thời gian đi làm, cô ấy còn rủ tôi đi thăm các bệnh nhân ung thư. Cô ấy muốn truyền thêm sức mạnh, tinh thần lạc quan của cuộc sống cho tôi, cho các bệnh nhân khác.
Chắc là ra Tết tôi sẽ quyết định điều trị như thế nào nhưng tôi vẫn không muốn xạ trị và hoá trị.
Giang Còi và niềm đam mê nhà vườn
Tình Lê
Nghệ sĩ Giang còi xác nhận ung thư họng, đã di căn
Sau khi làm xét nghiệm sinh thiết tế bào, nghệ sĩ Giang còi xác nhận anh bị ung thư giai đoạn 3. "Căn bệnh ung thư của tôi rất khó phát hiện, khi biết được thì cũng là lúc di căn rồi", anh nói.
" alt="Nghệ sĩ Giang 'Còi': 'Tôi chỉ bị viêm họng, vài hôm là khỏi'" />Nghệ sĩ Giang 'Còi': 'Tôi chỉ bị viêm họng, vài hôm là khỏi'
Số điện thoại lạ gọi đến số máy của chị Nguyễn Thị Thu Hiền để thông báo vi phạm giao thông. (Ảnh do nhân vật cung cấp).
Trước đó, vào ngày 18/6, chị Nguyễn Thu Hiền (trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) cũng nhận được một cuộc gọi tương tự từ số điện thoại +84567173509. Người ở đầu dây tự xưng là người của Tổng cục Quản lý đường bộ 3, địa chỉ tại số 24 Trần Phú, quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.
Đối tượng ngay lập tức yêu cầu chị phải cung cấp các thông tin cá nhân để kiểm tra và đề nghị chuyển tiền nộp phạt. Sau khi chị Hiền nói mình không biết lái xe, cũng chưa bao giờ vào Đà Nẵng, đồng thời kiên quyết từ chối cung cấp thông tin thì người ở đầu dây bên kia đã nhanh chóng dập máy.
Không có chuyện Cục CSGT, Sở GTVT gọi điện thông báo vi phạm, bắt người dân nộp phạt
Trao đổi với PV VietNamNet, đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) khẳng định, Cục CSGT và các đơn vị CSGT không gọi điện thoại thông báo vi phạm, cũng không yêu cầu người vi phạm chuyển tiền nộp phạt vào bất kỳ tài khoản nào.
"Tất cả các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông được phát hiện thông qua hệ thống giám sát hoặc các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (phạt nguội - PV), đều được lực lượng CSGT gửi thông báo bằng văn bản tới chủ phương tiện hoặc người điều khiển phương tiện vi phạm, đề nghị tới trụ sở đơn vị phát hiện vi phạm để xử lý",vị đại diện Cục CSGT nói.
Đồng thời, Cục CSGT cũng khuyên người dân cần nâng cao tinh thần cảnh giác đối với loại tội phạm này. Không cung cấp, chia sẻ thông tin cá nhân, lai lịch, chứng minh nhân dân, số điện thoại, thông tin tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng (tên người dùng, mật khẩu đăng nhập, mã xác thực OTP, địa chỉ email) dưới bất cứ hình thức nào.
Cách tra cứu phạt nguội trên website của Cục CSGT tại địa chỉ www.csgt.vn
Còn Sở GTVT Hà Nội cũng thông tin, thời gian gần đây, đơn vị nhận được nhiều phản ánh của người dân về việc có các số điện thoại lạ (+84908359020, +39926275780, +84777039488, +22904067293, +0871229149, +22941366428,…) tự xưng là người của Sở GTVT Hà Nội thông báo đến người nghe điện thoại về việc họ có biên lai xử phạt vi phạm giao thông.
Các đối tượng này đề nghị người nghe cung cấp thông tin cá nhân (tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, địa chỉ…) và chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do các số máy lạ này cung cấp để nộp phạt.
Sở GTVT Hà Nội khẳng định các số điện thoại trên và người gọi là mạo danh. Đơn vị này không thông báo cho lái xe hay bất cứ người vi phạm nào bằng hình thức tương tự như trên và khuyến cáo người dân tự cảnh giác để bảo vệ thông tin cá nhân của mình.
Có thể nói, hành vi mạo danh các cơ quan chức năng với mục đích lừa đảo của những đối tượng trên là rất rõ ràng, đã tồn tại nhiều tháng nay. Thế nhưng, do đánh trúng vào tâm lý không muốn dính líu đến pháp luật, sợ bị phạt của một số người dân nên vẫn có số ít người bị "sập bẫy".
Các chuyên gia về pháp luật cho rằng, trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho cơ quan công an nơi gần nhất, hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn hoặc trải nghiệm nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy - báo VietNamNet theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Lợi dụng “phạt nguội” vi phạm giao thông để lừa đảo
Trong khoảng 1 tháng gần đây, có nhiều số điện thoại lạ gọi thông báo vi phạm giao thông và yêu cầu người dân cung cấp thông tin cá nhân.
" alt="Cảnh báo: Chiêu trò giả danh cơ quan chức năng gọi điện bắt lái xe nộp phạt" />
...[详细]
Vụ Thông tin Báo chí phối hợp với Đoàn thanh niên Bộ Ngoại giao tổ chức Tọa đàm “Làm ngoại giao, nâng cao văn hóa đọc”
Thứ trưởng đánh giá cao sáng kiến tổ chức tọa đàm. Ông cho rằng, việc nâng cao văn hóa đọc cho thanh niên, đặc biệt là cán bộ trẻ trong ngành Ngoại giao là điều vô cùng cần thiết. Vì khi văn hóa đọc được nâng cao hoạt động nghiên cứu và xây dựng chính sách quan hệ đối ngoại sẽ ngày càng hiệu quả.
Theo Thứ trưởng, văn hóa đọc hiện nay đang là vấn đề thu hút sự chú ý, quan tâm của xã hội, trong bối cảnh hội nhập và phát triển đã mở ra rất nhiều cơ hội mới và cả những khó khăn, thách thức. Phương thức đọc truyền thống (sách in) đang dần chuyển sang hướng hiện đại (đọc trên các thiết bị điện tử, máy tính, internet, điện thoại…). Việc hạn chế đọc sách in diễn ra ở nhiều thành phần xã hội, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Đặc biệt với giới trẻ, việc đọc sách ngày càng có xu hướng giảm mạnh.
“Nhiều người nói xã hội ngày nay là xã hội của ba chữ D: sự phân tâm (distraction), thiếu kết nối (disconection) và thiếu sự đa dạng (dis diversity). Đây là môi trường không thuận lợi cho việc đọc, nếu chúng ta thực sự để tâm đến việc đọc cần nỗ lực hơn nhiều”, Thứ trưởng chia sẻ.
Thứ trưởng mong rằng, cuộc Tọa đàm giúp nâng cao văn hóa đọc của mỗi người và trở thành “hơi thở” của mỗi cán bộ Ngoại giao. “Đọc một cách có hiểu biết, hiệu quả, đọc có chủ đích là vấn đề thực sự quan trọng và quyết định đến hiệu quả công việc và chất lượng cuộc sống mỗi người”, ông nhấn mạnh.
Tại tọa đàm, các đại biểu, cán bộ đoàn viên thanh niên trẻ trong Bộ Ngoại giao đã tập trung trao đổi, phân tích thực trạng văn hóa đọc, chia sẻ những hạn chế, vướng mắc cũng như giải pháp trong việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở mỗi cá nhân, cộng đồng như hiện nay.
Về phần mình, Chủ tịch Alphabooks Nguyễn Cảnh Bình cho rằng, trong thế giới mênh mông như này, cả kể về mặt thông tin và số lượng sách vở, nên việc hình thành danh mục gợi ý là rất quan trọng.
“Chúng tôi đang rất nỗ lực đưa ra khuyến nghị, danh mục kiểu như 10 cuốn sách lịch sử dành cho học sinh. Dự định năm 2021 chúng tôi sẽ triển khai mạnh mẽ việc này, không chỉ là sách xuất bản ở Việt Nam, mà còn ở nước ngoài, không chỉ là sách chủ đề mà còn gắn với con người, ngành nghề... Để khuyến khích văn hóa đọc, ta nên đẩy mạnh mô hình thư viện kể cả thư viện tư nhân giúp cho tất cả mọi người có thể tiếp cận nguồn sách một cách thuận lợi, gần gũi”, ông chia sẻ.
Bảo Đức
Gây quỹ 'Chắp cánh ước mơ' giúp hàng nghìn trẻ em được đọc sách
Từ ngày 1/10 đến ngày 31/10, Ehomebook sẽ thực hiện chiến dịch gây quỹ cộng đồng 'Chắp cánh ước mơ' nhằm giúp hàng nghìn em nhỏ Việt Nam được đọc sách đồng thời mong muốn góp phần giúp đỡ những trẻ em trên khắp thế giới.
" alt="Giới trẻ trong xã hội hiện đại ngày càng ít đọc sách" />
...[详细]
Đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong nước và nước ngoài về Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tuy nhiên, với tầm vóc, ý nghĩa to lớn, ảnh hưởng lan tỏa sâu rộng và giá trị lâu bền, Cách mạng tháng Tám vẫn còn chứa đựng nhiều sự kiện cần được tái hiện, nhiều vấn đề lịch sử cần được luận giải thấu đáo, nhiều kinh nghiệm lịch sử cần được đúc kết và vận dụng cho hiện tại và tương lai.
Từ nhận thức trên, nhóm biên soạn đã làm sáng rõ hơn một số vấn đề lịch sử trong toàn bộ tiến trình vận động Cách mạng Tháng Tám. Cuốn sách dày gần 450 trang, gồm 6 chương, nghiên cứu từ thời điểm cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra (tháng 9/1939). Cách mạng tháng Tám nhấn mạnh đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng trước tiên, huy động tối đa sức mạnh dân tộc chuẩn bị lực lượng mọi mặt và chớp thời cơ tiến hành cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.
Tình Lê
Sách nói 'Muôn kiếp nhân sinh' với giọng đọc MC Đông Quân
Cuốn sách 'Muôn kiếp nhân sinh' sau khi phát hành thu hút được sự quan tâm lớn từ bạn đọc hiện đã được First News và Voiz FM ra mắt phiên bản sách nói (audio book).
" alt="Ra mắt sách về Cách mạng tháng Tám 1945" />
...[详细]
Mỹ Uyên và đạo diễn Chánh Trực bàn bạc để chỉnh lý kịch bản cho phù hợp với bối cảnh thời đại. Trong bản gốc, internet chưa phát triển, những người thân trong gia đình phải tự quay video và gửi đường bưu điện, mất hàng tuần mới thấy mặt nhau.
Trong khi đó, người thời hiện đại sống cách nhau nửa vòng Trái đất vẫn có thể nhìn thấy nhau chỉ bằng 1 cú nhấn gọi trực tuyến. Ê-kíp muốn nhấn mạnh công nghệ dù phát triển vẫn không theo kịp những toan tính, kế hoạch của con người.
"Cha yêulà một kịch bản hay, có ý nghĩa, khúc chiết về thông điệp. Tính thời sự về giấc mơ Mỹ hay thói sĩ diện vẫn còn nóng", đạo diễn Chánh Trực nói.
Một số cảnh trong vở diễn.
Để phù hợp ra rạp dịp Tết Nguyên đán 2024, ê-kíp cũng làm lại đường dây và cách dẫn dắt để bản dựng thiên về châm biếm, hài hước và vui tươi.
Dàn diễn viên tham gia có gương mặt kỳ cựu như Chánh Trực, Tô Thiên Kiều, Kim Đào, Kỳ Thiên Cảnh và Lê Khâm cùng những người trẻ của nhà hát như Quốc Cường, Thu Cúc, Minh Đức, Hồng Công, Dương Minh...
Sau suất diễn đầu tiên, ê-kíp vở Mặt đối mặttri ân vợ cố NSƯT Thanh Hoàng - nghệ sĩ hóa trang Trương Đào. Chị xúc động, bật khóc, nói biết ơn nhà hát đã đưa tác phẩm của chồng trở lại sân khấu.
NSND Mỹ Uyên nghẹn ngào kể quen biết đàn anh từ lần đầu về nhà hát năm 1997. Hai người đồng hành đơn vị qua từng thăng trầm, từ khi sân khấu xã hội hóa đến kịch nói thoái trào, bị lấn lướt bởi các loại hình giải trí mới.
Những ngày cuối cùng của Thanh Hoàng luôn có sự túc trực của chị Đào và Mỹ Uyên. "Trong đám tang của anh Hoàng, tôi đã nghĩ đến một ngày sẽ làm lại các tác phẩm vì anh có một kho kịch bản rất hay ngoài tác phẩm nổi tiếng nhất Dạ cổ hoài lang", NSND tiết lộ.
Vở diễn Mặt đối mặtsẽ có 5 suất diễn vào dịp Tết 2024.
NSND Mỹ Uyên nghẹn ngào tưởng nhớ cố nghệ sĩ Thanh HoàngQuyết định tái dựng kịch bản "Cha yêu", NSND Mỹ Uyên và ê-kíp nghẹn ngào, xúc động tưởng nhớ cố NSƯT Thanh Hoàng." alt="Nước mắt của vợ cố NSƯT Thanh Hoàng" />
...[详细]
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành.
Qua 3 mùa tổ chức Giải Sách Quốc gia, ông đánh giá như thế nào về chất lượng, tính lan toả và định hướng văn hoá đọc cho độc giả?
Trong bài phát biểu chỉ đạo tại Lễ trao Giải thưởng sách lần thứ hai, ông Võ Văn Thưởng - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương - có nhấn mạnh một trong những yêu cầu quan trọng của giải là: "Làm ra được những cuốn sách hay, những cuốn sách có giá trị là cả một nỗ lực, cố gắng, tâm huyết của rất nhiều người, nhưng để sách đến được với bạn đọc, lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, những giá trị văn hóa trong đời sống xã hội lại còn là một yêu cầu, thách thức lớn đòi hỏi nỗ lực, cố gắng nhiều hơn, cần phải có biện pháp để nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và cộng đồng".
Giải thưởng xét cho cùng cũng là làm thế nào để lan toả cuốn sách có giá trị tới bạn đọc. Rõ ràng qua mỗi mùa trao giải những cuốn sách hay, sách đẹp góp phần định hướng đọc cho độc giả. Tôi nghĩ rằng có khâu vô cùng quan trọng là qua công tác tham gia giải, các NXB đã ý thức hơn vị trí, vai trò, trách nhiệm của mình trong việc lựa chọn đề tài, xuất bản những cuốn sách hay.
Mặc dù trong năm 2020 có tác động tiêu cực từ dịch bệnh Covid-19 nhưng hoạt động xuất bản vô cùng phong phú và nỗ lực. Năm nay, các hoạt động xuất bản, các cuốn sách được lựa chọn xuất bản đã chỉn chu hơn, sai sót trong hoạt động xuất bản ít đi, đầu sách chất lượng nhiều lên. Bên cạnh sách phục vụ chính trị, các nhiệm vụ văn hoá khác những cuốn sách thời sự về Covid-19 cũng rất nhiều.
Ông đánh giá như thế nào về công tác tổ chức giải tại Nhà hát VOV?
Qua 3 mùa tổ chức tôi nhận thấy rằng, BTC Giải thưởng ngày càng chuyên nghiệp hơn về cả công tác chấm giải cho tới khâu tổ chức. Việc đồng hành và ủng hộ của Đài tiếng nói Việt Nam trong công tác tổ chức góp phần cho Lễ trao giải thêm phần trang trọng và cũng là yếu tố để cho cơ quan báo chí định hướng truyền thông một cách hiệu quả. Điều này góp phần lan toả tới cộng đồng về văn hoá đọc cũng như những cuốn sách có giá trị.
Bộ sách Vùng Đất Nam Bộ đạt Giải A, Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.
27 cuốn sách đạt giải đều là các tác phẩm xuất sắc, nhưng trong quá trình chấm, Hội đồng có phải nâng lên đặt xuống hay tiếc nuối điều gì ở Giải thưởng này không thưa ông?
Theo đánh giá chung của Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia, năm nay, các NXB có sự đầu tư công phu hơn hẳn các mùa giải trước. Mặt bằng chung chất lượng công trình dự thi tốt hơn. Hình thức sách đẹp và có nhiều kỹ thuật in ấn, đóng sách mới, hấp dẫn.
Tuy vậy, vẫn còn hai mảng đề tài chưa có giải A. Điều này là bình thường đối với các giải thưởng, nhất là Giải thưởng Sách Quốc gia, luôn đặt yêu cầu chất lượng lên rất cao. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào Hội đồng Sơ khảo, Hội đồng Chung khảo và Hội đồng Giải thưởng sách Quốc gia là những nhà khoa học tên tuổi, uy tín, chấm giải một cách thận trọng.
Việc hai hạng mục trống giải A ít nhiều cho thấy, ở một số mảng đề tài, còn thiếu sách có chất lượng, cần được quan tâm, đầu tư hiệu quả hơn nữa cả từ phía những người nghiên cứu, sáng tác đến các nhà xuất bản, các đơn vị liên kết và các chương trình đặt hàng của Nhà nước.
Dịch bệnh kéo dài có khiến cho BTC gặp khó khăn trong công tác huy động nguồn xã hội hoá để giải thưởng không những được vinh danh một cách trang trọng về hình thức, mà còn nhận được giá trị giải thưởng cao không thưa ông?
Bắt đầu từ Giải thưởng sách lần thứ 2, với sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông và lãnh đạo Hội Xuất bản Việt Nam, sự ủng hộ của doanh nghiệp mạnh mẽ hơn. Kết quả là từ giải thưởng sách lần thứ hai, giá trị phần thưởng ở các hạng mục giải tăng lên từ 4-5 lần.
Năm nay, dù có một số khó khăn khách quan nhưng giải vẫn nhận được sự ủng hộ, đồng hành của nhiều doanh nghiệp. Giá trị phần thưởng được giữ với các mức giải A: 100 triệu đồng, B: 50 triệu đồng và C: 30 triêu đồng.
Dù giá trị phần thưởng đó còn khiêm tốn so với nỗ lực, công sức để có tác phẩm, công trình hay có giá trị, phục vụ bạn đọc, song tôi cho rằng nó cũng đem ý nghĩa động viên rất lớn, khẳng định, doanh nghiệp và xã hội ngày càng quan tâm hơn đến Giải thưởng sách và sau đó là văn hóa đọc.
Xin ông cho biết, sau khi công bố những cuốn sách đạt giải, ban tổ chức có kế hoạch gì để tiếp tục lan toả chúng tới đông đảo công chúng, kể cả những nơi vùng sâu vùng xa?
Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí, truyền thông tuyên truyền trước, trong và sau lễ trao giải. Xây dựng kế hoạch triển lãm các cuốn được giải thưởng trong triển lãm, hội chợ, việc mà chúng tôi đã làm trong các hội chợ, triển lãm từ đầu năm 2020 đến nay.
Phối hợp với các đài phát thanh, truyền hình xây dựng các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu sách hay, giá trị, trong đó có ưu tiên giới thiệu sách hay, giá trị được giải thưởng sách Quốc gia qua các mùa. Kết hợp với một số nhân vật làm truyền thông mạng có nhiều bạn đọc theo dõi giới thiệu sách được giải đến bạn đọc.
Chúng tôi đang nghiên cứu, tính đến việc số hóa các sách được giải; đồng thời khuyến khích các nhà xuất bản số hóa sách được giải và phát hành nhằm lan tỏa mạnh hơn nữa, không chỉ cho bạn đọc trong nước mà còn cả cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bạn bè quốc tế quan tâm đến Việt Nam.
Tình Lê
Giải thưởng Sách Quốc gia vinh danh tác phẩm giàu tính sáng tạo
"Các tác phẩm đoạt giải năm nay giàu tính sáng tạo, nhân văn, các công trình khoa học có giá trị thực tiễn cao", ông Hoàng Phong Hà, Ủy viên thường trực Hội đồng Giải thưởng Sách Quốc gia chia sẻ trước lễ trao giải tối nay, 9/10.
" alt="Số hoá các cuốn sách đạt Giải sách Quốc gia để lan toả văn hoá đọc tới độc giả" />
...[详细]
Không kịp đến Las Vegas tổ chức lễ cưới, Pam và Jeremy Salda đã thành hôn ngay trên chuyến bay. Ảnh: Kaitlyn Manzer/ABC News.
Trong lúc chờ đợi, cặp tình nhân gặp gỡ Chris Mitcham, một hành khách khác trên cùng chuyến bay và cũng là một linh mục. Sau khi biết chuyện, Mitcham ngỏ lời làm người chứng hôn cho đám cưới của họ.
Cả ba đã tìm thấy một chuyến bay khác đến Las Vegas và quyết định đặt vé lại. Song, chuyến bay đó lại khởi hành từ một sân bay cách đó khoảng 25 phút.
"Chúng tôi chỉ có 50 phút trước khi chuyến bay ấy cất cánh. May mắn sao mọi người đã đến nơi kịp thời", Pam nói.
Cô kể thêm rằng nhân viên sân bay đã để ý đến chiếc váy cưới cô mặc và hỏi han. Nghe Pam thuật lại câu chuyện, họ đã đề xuất ý tưởng tổ chức lễ cưới trên máy bay, cách mặt đất hơn 11.000 m.
Các thành viên trong tổ bay đã dùng giấy vệ sinh để trang trí, làm cho linh mục Mitcham chiếc khăn choàng từ túi giấy. Julie Reynolds, một tiếp viên, đã trở thành phù dâu cho Pam.
Đám cưới của Pam và Jeremy diễn ra dưới sự chứng kiến của các hành khách có mặt trên chuyến bay từ thành phố Dallas đến Las Vegas. Ảnh: Kaitlyn Manzer.
Ngoài ra, một hành khách là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đã giúp cặp vợ chồng này ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ. Thay vì cắt bánh, cả hai lại chia nhau chiếc bánh rán của một vị khách có mặt trên chuyến bay.
"Thật trùng hợp khi mọi thứ lại xuất hiện và được sắp xếp đâu ra đó ngay tại thời khắc quan trọng nhất", Pam hồi tưởng.
Hơn thế, họ còn lấy một cuốn sổ để lưu lại lời chúc phúc của tổ bay cùng các hành khách khác.
"Nhiều người chia sẻ rằng đám cưới bất ngờ chính là niềm vui trong ngày của họ. Cũng có vị khách cho rằng buổi lễ này giống như cảnh quay trong một bộ phim hài lãng mạn mà họ từng xem", cô dâu mới kể.
Sau khi hạ cánh, cặp vợ chồng mới cưới đã dành thêm một ngày ở Vegas để vui chơi. Họ dự định tổ chức một buổi lễ hoàn chỉnh vào tháng 8 với cả gia đình và bạn bè tại Mexico.
Tuy nhiên, lễ cưới lần này sẽ có thêm một vài khách mời mới: linh mục đã làm chứng cho họ trên máy bay và các tiếp viên hàng không.